CẢI TẠO NHÀ CỬA UY TÍN, CHẤT LƯỢNG TẠI MAXKO DECOR

Cải tạo nhà cửa là biện pháp nâng cấp không gian sống trở nên mới mẻ, tiện nghi và có tính thẩm mỹ hơn. Tuy nhiên, vẫn có nhiều chủ nhà còn băn khoăn về quy trình, phương án, giá cả,… của việc cải tạo nhà. Vì vậy, bài viết này sẽ cung cấp cho chủ nhà đầy đủ các thông tin liên quan đến dịch vụ cải tạo nhà cửa tại Maxko Decor.

Khi nào nên cải tạo nhà cửa?

Không phải căn nhà nào cũng phù hợp để cải tạo. Nếu căn nhà chỉ xuống cấp nhẹ, chủ nhà có thể lựa chọn phương án cải tạo, nhưng nếu căn nhà đã quá tồi tàn, chủ nên chọn phương án xây mới. Dưới đây là một số dấu hiệu giúp chủ nhà xác định căn nhà nên cải tạo hay xây mới:

1 – Dấu hiệu cho biết căn nhà cần được xây mới:

  • Căn nhà cửa đã bị xuống cấp trầm trọng, có nhiều vị trí bị mục nát, thấm dột, bung vữa, thép chịu lực bị lộ ra ngoài,… và nếu thay đổi công năng, thì sẽ làm ảnh hưởng đến kết cấu căn nhà.
  • Chi phí cải tạo căn nhà cao hơn hoặc bằng chi phí xây mới một căn nhà tương đương.
  • Mong muốn về thời gian sử dụng nhà lâu (khoảng từ 25 – 30 năm hoặc lớn hơn), nhưng việc cải tạo chỉ có thời gian sử dụng ngắn khoảng 5 – 10 năm.

Vì vậy, để đảm bảo sự an toàn, bền vững của công trình cũng như tối ưu chi phí, chủ nhà nên lựa chọn phương án xây nhà mới.

  • Căn nhà cấp 4 đã bị xuống cấp trầm trọng và chủ nhà mong muốn có được một ngôi nhà cao tầng, khang trang, hiện đại thì chủ nhà nên chọn phương án xây mới.

2 – Dấu hiệu cho biết nên cải tạo căn nhà:

  • Nhà cửa đã bị xuống cấp như lớp sơn nhạt màu, bong tróc,… nhưng kết cấu khung nhà vẫn còn chắc chắn.
  • Nhà cửa có phong cách thiết kế đã lỗi thời, không còn phù hợp với sở thích của chủ nhà.
  • Diện tích của căn nhà cửa không đủ để phục vụ nhu cầu sinh hoạt của các thành viên trong gia đình và chủ nhà muốn mở rộng bằng cách cơi nới hoặc nâng tầng.
  • Nhà cửa bị thiếu sáng, chật chội và chủ nhà muốn thay đổi không gian sống trở nên rộng rãi và thoáng mát hơn bằng cách bố trí lại công năng, vị trí các phòng,…

Nếu căn nhà cửa của chủ nhà thuộc những tình huống như trên, chủ nhà nên chọn phương án cải tạo nhà để tiết kiệm chi phí, thời gian mà hiệu quả đem lại cũng không hề kém cạnh so với xây mới.

Quy trình cải tạo nhà cửa

Nếu căn nhà đủ điều kiện để cải tạo, chủ nhà sẽ cần nắm rõ quy trình cải tạo nhà cửa để có sự chuẩn bị tốt nhất cũng như giúp quá trình diễn ra suôn sẻ. Quy trình cải tạo sửa chữa nhà cửa có 10 bước, cụ thể:

Bước 1: Xác định rõ mục đích và ngân sách cải tạo nhà cửa

Chủ nhà cần nắm rõ mục đích cải tạo nhà, chẳng hạn như mở rộng diện tích, phục vụ kinh doanh, thay đổi phong cách,… Từ đó, chủ nhà có thể dễ dàng tham khảo, dự trù một số hạng mục cần cải tạo và xác định được ngân sách cần chi.

Bước 2: Lựa chọn nhà thầu thi công

Nhà thầu thi công là đơn vị chịu trách nhiệm về việc xây dựng, lắp đặt, hoàn thiện và bàn giao công trình theo yêu cầu của chủ nhà. Họ có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng, tiến độ và chi phí của dự án.

Vì vậy, khi lựa chọn nhà thầu thi công cải tạo nhà cửa, chủ nhà nên chọn nhà thầu thi công uy tín và đáng tin cậy, cụ thể:

  • Nhà thầu thi công cần có năng lực chuyên môn cao, đã từng thực hiện các dự án cải tạo nhà cửa thành công.
  • Quy trình làm việc cần minh bạch và có chính sách bảo hành, bảo trì cụ thể, rõ ràng.
  • Có nhiều đánh giá tốt từ các khách hàng cũ.
  • Báo giá thi công cải tạo nhà cửa của nhà thầu cần phù hợp với ngân sách của chủ nhà.

Để đảm bảo chất lượng công trình cải tạo, chủ nhà nên tìm kiếm đơn vị nhà thầu uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm và có mức chi phí hợp lý.

Bước 3: Khảo sát hiện trạng nhà cửa

Sau đó, chủ nhà và nhà thầu thi công sẽ có buổi hẹn để khảo sát hiện trạng nhà cửa. Một số hạng mục quan trọng khi khảo sát hiện trạng nhà cửa như:

  • Kết cấu chịu lực của các hệ thống móng, dầm, cột,…
  • Tình trạng ẩm mốc của các mảng tường/trần nội và ngoại thất hay sân thượng, nhà vệ sinh,…
  • Hệ thống đường điện – nước và hệ thống cửa ra vào, cửa sổ.
  • Các vấn đề về thoát hơi, rò rỉ nước từ mái nhà,… tại vị trí giáp ranh với nhà hàng xóm,…

Bước 4: Lựa chọn phong cách thiết kế và hoàn thiện bản vẽ thiết kế

Chủ nhà nên chia sẻ rõ yêu cầu cải tạo nhà (thay đổi diện mạo, tăng diện tích sử dụng,…) và những phong cách thiết kế mong muốn cho nhà thầu. Từ đó, dựa trên nhu cầu, phong cách và hiện trạng căn nhà, nhà thầu sẽ tổng hợp và đưa ra cho chủ nhà bản vẽ thiết kế tối ưu nhất.

Khi nhận được bản vẽ thiết kế hoàn thiện, chủ nhà cần đánh giá kỹ lưỡng bản thiết kế theo một số tiêu chí như:

  • Phù hợp với khung nhà cửa: Bản thiết kế căn nhà mới cần phải phù hợp với kết cấu chịu lực của căn nhà cũ, nếu không, nhà thầu cần phải đưa ra các biện pháp gia cố phù hợp.
  • Yếu tố thẩm mỹ: Thiết kế căn nhà mới cần phải có tính thẩm mỹ cao và phù hợp với phong cách mà chủ nhà mong muốn.
  • Công năng sử dụng: Bản thiết kế nhà mới cần phải bố trí công năng sử dụng phù hợp và nên tận dụng tốt đa diện tích căn nhà.
  • Khả năng đón sáng: Bản thiết kế cần bố trí kích thước cửa sổ, cửa ra vào sao cho phù hợp để căn nhà có khả năng đón sáng tối ưu.
  • Khả năng chống nóng: Nếu căn nhà có mặt tiền đón nắng là hướng Tây, bản thiết kế cần đảm bảo có đủ các thiết bị chắn nắng, vật liệu xây dựng phù hợp.
  • Chi phí cải tạo: Bản thiết kế không nên vượt quá ngân sách và đánh giá xem nên cắt bỏ hạng mục hay thay đổi hạng mục nào để tiết kiệm chi phí.

Nếu bản thiết kế đảm bảo các tiêu chí trên, chủ nhà có thể chuyển sang các bước tiếp theo. Ngược lại, chủ nhà có thể trao đổi thêm với nhà thầu về những điểm chưa ưng ý để họ điều chỉnh, thay đổi.

Bước 5: Chuẩn bị hồ sơ, giấy phép xin cải tạo nhà ở

Nếu căn nhà cửa thuộc diện cải tạo:

  • Thay đổi kết cấu chịu lực (như nâng tầng).
  • Thay đổi công năng sử dụng (như cải tạo sửa chữa nhà để kinh doanh, làm văn phòng, cho thuê,…).

Chủ nhà cần tiến hành nộp đơn xin giấy cấp phép cải tạo nhà kèm hồ sơ thiết kế cải tạo nhà, bản vẽ hiện trạng & ảnh hiện trạng tại Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện nơi có nhà ở cần cải tạo. Ngược lại, nếu chủ nhà chỉ sửa chữa nhà cửa ở các hạng mục như sửa đường ống nước, khắc phục thấm dột trần,… thì không cần xin giấy phép cải tạo nhà.

Bước 6: Đóng gói và vận chuyển đồ đạc

Tiếp đó, khoảng 1 tuần trước khi chuyển đến nơi ở tạm thời, chủ nhà cần đóng gói và vận chuyển đồ đạc. Đối với các món đồ cá nhân, có giá trị, chủ nhà nên tự đóng gói. Đối với các thiết bị điện tử và nội thất lớn hơn, chủ nhà nên nhờ đơn vị chuyên vận chuyển.

Bước 7: Tháo dỡ các hạng mục đã xuống cấp

Sau khi làm trống mặt bằng, một số hạng mục sẽ được tháo dỡ trước cải tạo như: dỡ bỏ lớp trát tường cũ, tháo sàn gạch, tháo dỡ mái nhà hoặc thay thế trần nhà,…

*Lưu ý: Tùy tình trạng của công trình, các hạng mục để tháo dỡ sẽ khác nhau.

Bước 8: Chuẩn bị vật tư và nguồn điện nước phục vụ quá trình thi công

Chủ nhà nên kiểm tra tất cả các vật tư đầu vào và đảm bảo chúng cần phải đúng so với bản thiết kế. Cụ thể các vật liệu phải có nguồn gốc, chủng loại, mã sản phẩm, màu sắc, số lượng,… đúng so với bản thiết kế, hợp đồng. Ngoài ra, nếu không có quá nhiều kinh nghiệm, chủ nhà nên phối hợp với nhà thầu uy tín hoặc thuê giám sát thi công để kiểm tra các hạng mục trên.

Bên cạnh đó, trong quá trình thi công cải tạo nhà cửa, chủ nhà cần đảm bảo nguồn điện và nước để đội thi công có thể vận hành máy móc, thắp sáng, tô trát tường hay vệ sinh mặt bằng.

Bước 9: Tiến hành cải tạo nhà

Sau khi đã hoàn tất thủ tục xin giấy phép cải tạo, vận chuyển đồ đạc, chuẩn bị vật tư,… đội thi công sẽ tiến hành cải tạo nhà cửa. Quá trình thi công thường trải qua 3 giai đoạn:

1 – Thi công phần thô:

  • Gia cố các vị trí đã xuống cấp trầm trọng.
  • Tháo dỡ các mảng tường cũ và xây lại, xây tường ngăn phòng mới,…
  • Thi công phần thô của các hạng mục mở rộng thêm như ban công, sân thượng, nâng tầng,…
  • Thi công ống nước, đục tường để đi đường điện âm tường,…

2 – Thi công phần hoàn thiện:

  • Trát tường, ốp lát gạch nền nhà,…
  • Lắp đặt thiết bị điện – nước, sơn bả, sơn tường,…

3 – Hoàn thiện nội thất, lắp đặt các thiết bị:

  • Lắp đặt các thiết bị vệ sinh như bồn rửa, bồn cầu, vòi nước,…
  • Lắp đặt thiết bị nội thất như bàn ghế, tủ, giường,…

Bước 10: Kiểm tra, nghiệm thu và đưa vào sử dụng

Sau khi hoàn thành các công đoạn trên, chủ nhà nên phối hợp với đội ngũ giám sát kiểm tra kỹ các hạng mục đã cải tạo. Chủ nhà cần kiểm tra độ bền, độ thẩm mỹ, tính ứng dụng của các hạng mục so với thiết kế ban đầu. Nếu công trình đã đạt các yêu cầu đề ra, chủ nhà có thể dọn đồ về ở.

Trên đây là toàn bộ thông tin về những dấu hiệu cho biết căn nhà nên cải tạo hay xây mới cũng như quy trình cải tạo nhà cửa chi tiết. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích để cải tạo nhà cửa một cách hiệu quả nhất.


Nhận báo giá cải tạo nhà cửa tại Maxko Decor

Maxko Decor luôn cam kết mang đến cho khách hàng dịch vụ cải tạo nhà cửa uy tín, chất lượng với mức giá cạnh tranh nhất. Chúng tôi hiểu rằng mỗi gia chủ đều có những yêu cầu và phong cách riêng, vì vậy, đội ngũ kiến trúc sư luôn tư vấn và đưa ra những giải pháp thiết kế tối ưu nhất cho từng khách hàng. Đặc biệt, Maxko Decor sử dụng các vật liệu chất lượng và kỹ thuật thi công tiên tiến để đảm bảo chất lượng và sự sang trọng cho không gian sống.

Maxko Decor tự hào là đơn vị cải tạo nhà cửa hàng đầu với nhiều năm kinh nghiệm nghề. Chúng tôi không chỉ cung cấp dịch vụ cải tạo nhà cửa mà còn đồng hành cùng quý khách từ khâu lên ý tưởng, chọn lựa vật liệu đến hoàn thiện thi công, đảm bảo mang lại sự hài lòng tối đa. Hãy liên hệ ngay với Maxko Decor để nhận tư vấn cải tạo nhà cửa và báo giá chi tiết.